Đồng hồ Chronometer là gì? Các chứng nhận đạt tiêu chuẩn


Đồng hồ Chronometer là gì đang là vấn đề được nhiều quý khách hàng quan tâm trong thời điểm hiện tại. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về nội dung này thì bài viết dưới đây là dành cho bạn. Mời bạn cùng Sight tìm hiểu về khái niệm về Đồng hồ Chronometer Thụy Sĩ qua những thông tin ngay sau đây nhé!

1. Đồng hồ Chronometer là gì? Lịch sử đồng hồ Chronometer

Trước khi tìm hiểu đồng hồ Chronometer là gì , bạn cần có hiểu biết về thuật ngữ Chronometer. Thực tế, đây là tiêu chuẩn đánh giá độ chính xác của đồng hồ mà tất cả sản phẩm cao cấp Thụy Sĩ phải đáp ứng được. Chứng nhận Chronometer sẽ do COSC (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres) - tổ chức kiểm tra chất lượng đồng hồ, chịu trách nhiệm kiểm tra và công nhận. 

Để đạt được chứng nhận, các sản phẩm phải trải qua hàng loạt bài kiểm tra nghiêm ngặt tại 5 vị trí với 3 mức nhiệt độ khác nhau trong liên tục 15 ngày đêm. Những chiếc đồng hồ vượt qua các bài kiểm tra nói trên sẽ được in thuật ngữ Chronometer trên mặt số. Đây là minh chứng chứng minh cho chất lượng vượt trội của sản phẩm.

Thực tế, các thử nghiệm có thể được thực hiện chỉ trên bộ máy hoặc trên toàn bộ đồng hồ, tùy vào yêu cầu của nhà sản xuất. Trong đó, các thử nghiệm chỉ dành cho bộ máy có thể có sự thay đổi sau khi đồng hồ được đưa vào vỏ.

Thuật ngữ Chronometer là một tiêu chuẩn về độ chính xác của đồng hồ Thụy Sĩ  

Thuật ngữ Chronometer là một tiêu chuẩn về độ chính xác của đồng hồ Thụy Sĩ

Ban đầu, thuật ngữ đồng hồ Chronometer do Jeremy Thacker đưa ra vào năm 1714,  tại Beverley, Anh. Thuật ngữ này đề cập đến phát minh đồng hồ được đặt trong buồng chân không của Jeremy Thacker. Đồng thời, cụm từ trên cũng mô tả thiết bị đo thời gian hàng hải, thường được dùng để xác định kinh độ và điều hướng thiên văn.

Sau quá trình cải thiện, bộ máy đồng hồ sẽ trải qua các bài kiểm tra về độ chính xác tại các đài quan sát thiên văn ở châu Âu. Trong đó, đài thiên văn Neuchatel, Geneva, Kew và Besancon là những ví dụ điển hình về các đài quan sát có khả năng chứng nhận độ chính xác của đồng hồ cơ. 

Các cuộc thử nghiệm thường diễn ra từ 30 - 50 ngày, tại 5 vị trí với các mức nhiệt khác nhau. Vào thời điểm đó, rất ít bộ máy có thể vượt qua bài kiểm tra này. Tuy nhiên, sự ra đời của bộ máy thạch anh cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 đã chấm dứt cuộc thi của đài thiên văn. Đến năm 2009, các cuộc thử nghiệm theo chứng nhận ISO 3159 mới được phát động bởi Bảo tàng Đồng hồ Le Locle.

2. Bật mí cách nhận biết đồng hồ Chronometer

Như vậy, nội dung trên đã giúp bạn tìm hiểu về Chronometer nghĩa là gì lịch sử đồng hồ Chronometer . Vậy cách để nhận biết đồng hồ Chronometer là gì ? Dưới đây là một số tiêu chí bạn có thể áp dụng để phân biệt dòng sản phẩm này với các loại khác.

  • Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Chronometer sẽ được khắc dòng chữ “Superlative Chronometer Officially Certified” hoặc “Chronometer” trên mặt số, vỏ hoặc bộ máy. Ngoài ra, khi mua sản phẩm chính hãng, bạn sẽ thấy bên trong hộp có chứng chỉ đi kèm.

  • Hiện nay, chỉ có khoảng 3% đồng hồ Thụy Sỹ đạt chuẩn Chronometer. Vì thế, không phải tất cả các sản phẩm thuộc cùng một dòng, có thiết kế và bộ máy giống nhau đều đáp ứng được tiêu chuẩn này. 

  • Tính đến thời điểm hiện tại, Rolex, Omega, Breitling, TAG Heuer và Panerai là những ông lớn về chế tạo đồng hồ Chronometer . Đặc biệt, tất cả sản phẩm của Breitling đều đạt tiêu chuẩn của đồng hồ Chronometer .

Đồng hồ Chronometer thường được khắc dòng chữ “Superlative Chronometer Officially Certified”  

Đồng hồ Chronometer thường được khắc dòng chữ “Superlative Chronometer Officially Certified”

3. Các tiêu chí giúp đồng hồ đạt chuẩn Chronometer

Vậy các tiêu chí của đồng hồ đạt tiêu chuẩn Chronometer Thụy Sĩ là gì ? Để đạt được chứng nhận này của COSC, đồng hồ phải đáp ứng được 7 yếu tố sau:

  • Tốc độ trung bình 1 ngày: Đồng hồ được phép sai lệch từ -4 đến +6 giây/ngày, sau 10 ngày thử nghiệm.

  • Tốc độ thay đổi trung bình: Điều này được xác định qua bài theo dõi trên 5 điểm khác nhau, gồm 2 chiều nằm ngang và 3 chiều thẳng đứng. Sau 10 ngày, có tổng cộng 50 điểm và sai lệch không quá 2 giây.

  • Tốc độ thay đổi lớn nhất: Tốc độ này được xác định ở 5 vị trí khác nhau và không lớn hơn 5 giây/ngày.

  • Mức chênh lệch giữa giá trị trung bình theo chiều thẳng đứng và giá trị trung bình theo chiều ngang: Độ sai lệch được chấp nhận nằm trong khoảng -6 đến +8 giây.

  • Sự khác nhau giữa tốc độ lớn nhất trong ngày và tốc độ trung bình trong ngày: Không quá 10 giây/ngày.

  • Bài kiểm tra tốc độ đồng hồ tại 8oC và 38oC: Mức chênh lệch về thời gian không vượt quá 0,6 giây/ngày.

  • Sai số lũy tiến: Đây là sai số về tốc độ trung bình trong ngày giữa ngày thử nghiệm đầu tiên và cuối cùng. Sai số này không được vượt mức 5 giây.

4. Sự khác nhau giữa đồng hồ Chronometer và Chronograph

Đây là hai thuật ngữ trong ngành sản xuất đồng hồ, có phần “Chrono” giống nhau. Vì thế, nếu mới tìm hiểu về lĩnh vực này, bạn chắc chắn sẽ bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm trên. Thực chất, Chronometer là tiêu chuẩn để đánh giá độ chính xác của đồng hồ sản xuất hoặc lắp ráp tại Thụy Sĩ. Trong khi đó, Chronograph là từ diễn tả chức năng bấm giờ thể thao trên đồng hồ đeo tay.

Chronograph là tính năng bấm giờ thể thao trên đồng hồ đeo tay  

Chronograph là tính năng bấm giờ thể thao trên đồng hồ đeo tay

5. Các chứng nhận đạt tiêu chuẩn của đồng hồ Chronometer

Bên cạnh chứng nhận COSC dành riêng cho đồng hồ Thụy Sĩ, các quốc gia Nhật, Đức, Pháp cũng có những chứng nhận dành riêng cho đồng hồ Chronometer như sau:

5.1 ISO 3159

ISO có tên đầy đủ là International Organization for Standardization. Đây là Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, được thành lập vào năm 1947. Tính đến nay, tổ chức này đã có hơn 150 quốc gia thành viên. 

ISO 3159 là tiêu chuẩn quy định về việc kiểm soát đồng hồ, bộ máy đồng hồ cơ và việc cấp giấy chứng nhận chính thức phải được xác nhận bởi cơ quan chính thức trung lập. Theo tiêu chuẩn này, bộ máy đồng hồ Chronometer phải có độ chính xác từ -4 đến +6 giây/ngày.

5.2 Chứng nhận COSC

Nếu bạn đang băn khoăn chứng nhận COSC là gì thì đây là chứng nhận dành cho thiết bị đo thời gian của Thụy Sĩ do COSC thực hiện từ năm 1979. COSC được biết đến là tổ chức phi lợi nhuận độc lập, không chịu sự kiểm soát và không được hỗ trợ tài chính từ chính phủ Thụy Sĩ. Các bộ máy đồng hồ do COSC kiểm tra sẽ diễn ra tại phòng thử nghiệm ở Geneva, Le Locle và Biel.

Hiện nay, các thử nghiệm của chứng nhận này thường được áp dụng cho đồng hồ sản xuất và lắp ráp ở Thụy Sĩ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn của COSC cũng được định nghĩa theo tiêu chuẩn quốc tế, dưới dạng DIN hoặc ISO. Trong đó, tiêu chuẩn Chronometer của COSC cũng tương đương với ISO 3159 cho máy cơ và ISO 10.553:2003 cho máy Quartz.

COSC là chứng nhận dành cho thiết bị đo thời gian của Thụy Sĩ do tổ chức cùng tên thực hiện  

COSC là chứng nhận dành cho thiết bị đo thời gian của Thụy Sĩ do tổ chức cùng tên thực hiện

5.3 Chứng nhận SLET và SLME

Đây là chứng nhận đồng hồ Chronometer do LMET và SLME thực hiện theo DIN 8319 từ năm 2006. Các thử nghiệm của chứng nhận này sẽ diễn ra tại Sternwarte Glashütte (Đài quan sát Glashütte) do hãng Wempe của Đức phục hồi.

Tại Đài quan sát Glashütte, những chiếc đồng hồ hoàn chỉnh sẽ được đặt lại số 0 của kim giây để kiểm tra độ chính xác. Điều này hoàn toàn trái ngược với COSC - chứng nhận chỉ kiểm tra bộ máy, sau khi đã kết thúc quá trình thử nghiệm.

5.4 Grand Seiko Chronometer Standard

Đây là một tiêu chuẩn đánh giá độ chính xác dành riêng cho đồng hồ Seiko - một hãng đồng hồ nổi tiếng thế giới của Nhật Bản. Từ năm 1998, Grand Seiko Standard đã quy định rằng bộ máy đồng hồ đạt chuẩn phải có sai số từ -3 đến +5 giây/ngày. 

Ngược lại, Grand Seiko Special Standard lại có yêu cầu cao hơn, đòi hỏi các bộ máy đồng hồ phải có sai số từ -2 đến +4 giây mỗi ngày. Ngoài ra, các thử nghiệm về bộ máy của Grand Seiko sẽ diễn ra trong 17 ngày, ở 6 vị trí khác nhau.

Grand Seiko Chronometer Standard là tiêu chuẩn về độ chính xác dành riêng cho đồng hồ Seiko  

Grand Seiko Chronometer Standard là tiêu chuẩn về độ chính xác dành riêng cho đồng hồ Seiko

5.5 Tiêu chuẩn Qualité Fleurier

Đây là một cuộc kiểm tra bổ sung dựa trên tiêu chuẩn mới, vượt qua các bài kiểm tra của COSC, được thực hiện tại Fleurier, Thụy Sĩ. Ngoài thử nghiệm về độ chính xác, Qualité Fleurier còn có quy định rằng việc thiết kế, lắp ráp, sản xuất và kiểm soát chất lượng phải được diễn ra hoàn toàn của Thụy Sĩ.

Sau khi trải qua thành công các thử nghiệm về độ chính xác của COSC, bộ máy sẽ được kiểm tra về độ bền lão hóa Chronofiable tại phòng thí nghiệm Dubois SA ở La Chaux-de-Fonds. Cuối cùng, vỏ đồng hồ sẽ được thử nghiệm trên “Fleuritest simulator” trong 24 giờ trước khi hoàn tất toàn bộ quá trình kiểm tra.

5.6 Rolex Superlative Chronometer

Superlative Chronometer là một thuật ngữ được sử dụng bởi Rolex - thương hiệu đồng hồ cao cấp của Thụy Sĩ. Khái niệm này diễn tả một bộ máy đồng hồ được chứng nhận COSC và vượt qua các bài kiểm tra về khả năng chống nước, dự trữ năng lượng và lên dây cót tự động. 

Năm 2015, hãng này đã có quy định khắt khe hơn với các bộ máy đạt chuẩn Superlative Chronometer. Theo Rolex, các bộ máy Superlative Chronometer phải có chuyển động từ -2 đến +2 giây mỗi ngày. Trong đó, Rolex 3255 chính là bộ máy đầu tiên đạt được chứng nhận này.

Superlative Chronometer là thuật ngữ được dùng bởi Rolex - thương hiệu đồng hồ cao cấp của Thụy Sĩ  

Superlative Chronometer là thuật ngữ được dùng bởi Rolex - thương hiệu đồng hồ cao cấp của Thụy Sĩ

5.7 Chứng nhận Master Chronometer của METAS

Master Chronometer là chứng nhận của Omega từ năm 2015, dành cho những chiếc đồng hồ có vỏ tiếp xúc với từ trường. Để đạt được chứng nhận này, các cỗ máy thời gian phải trải qua 8 bài kiểm tra trong 10 ngày. Theo đó, đồng hồ phải giữ được độ chính xác là 0/+5 giây mỗi ngày trong các điều kiện cần tuân thủ. Trước khi bắt đầu thử nghiệm METAS, thiết bị phải đảm bảo đã vượt qua kiểm tra COSC.

6. Mức giá của đồng hồ Chronometer là bao nhiêu?

Thực tế, mức giá của đồng hồ Chronometer rất đa dạng, tùy thuộc vào thương hiệu, thiết kế, chất liệu, nhà phân phối,... Trong đó, bạn có thể tham khảo giá bán đồng hồ Chronometer Thụy Sĩ trong bảng dưới đây:

Dòng sản phẩm

Giá tham khảo

Đồng hồ Tissot Chronometer

8.900.000 - 22.000.000 VNĐ

Đồng hồ Tissot 1853 Powermatic 80 Chronometer

6.500.000 - 28.000.000 VNĐ

Đồng hồ Longines Chronometer

21.371.000 - 200.000.000 VNĐ

Đồng hồ Omega Chronometer

130.000.000 - 150.000.000 VNĐ

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải thích thuật ngữ đồng hồ Chronometer là gì , tiêu chí và các chứng nhận liên quan đến tiêu chuẩn này. Để tìm mua những sản phẩm đạt chuẩn Chronometer cụ thể, bạn đừng quên liên hệ với Sight nhé!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SIGHT VIỆT NAM

  • Địa chỉ: Số 156, Trần Thị Trọng , Phường 15, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

  • Website: https://sight.vn/

  • Hotline/Zalo: 0928.029.928

  • Email: cskh@sight.vn

ic-gio-hang 0 cart
chat
zalo
#totop
0928.029.928