Khi tìm hiểu về sai số đồng hồ cơ , bạn sẽ biết được lý do vì sao sản phẩm hiển thị sai thời gian. Đồng thời, khách hàng cũng có thể kiểm tra độ chính xác của đồng hồ mình đang sử dụng một cách nhanh chóng và tiện lợi. Qua bài viết này, Sight sẽ giúp bạn tìm hiểu những yếu tố tác động đến bộ máy đo thời gian ở đồng hồ cơ nhé.
1. Sai số đồng hồ cơ là gì? Vì sao đồng hồ sai số?
Sai số đồng hồ cơ là tình trạng phổ biến mà khách hàng thường gặp phải khi sử dụng đồng hồ. Cụ thể, đồng hồ của bạn sẽ có sự sai lệch về thời gian như nhanh hoặc chậm so với giờ tiêu chuẩn. Độ sai số của sản phẩm có thể thay đổi theo từng ngày hoặc tùy thuộc vào môi trường và điều kiện xung quanh.
Một trong những nguyên nhân sai số là do trọng lực tác động
Nếu tìm hiểu về sai số đồng hồ cơ, bạn sẽ biết được lý do tại sao sản phẩm lại có sự sai lệch về thời gian. Một trong những nguyên nhân chính là do trọng lực tác động lên các linh kiện bên trong bộ máy cơ. Vì vậy, khi bạn đặt đồng hồ nằm ngang, nghiêng sang trái hoặc phải thì sẽ dẫn đến ma sát mạnh hơn giữa các linh kiện. Điều này dễ khiến sản phẩm xảy ra hiện tượng sai số.
2. Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc sai số đồng hồ cơ
Hiện tượng sai lệch thời gian ở đồng hồ cơ thường bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Bạn hãy cùng Sight tìm hiểu ngay sau đây nhé.
2.1 Từ tính
Có thể nói, đồng hồ cơ là một trong những dòng sản phẩm dễ bị ảnh hưởng bởi từ tính. Trường hợp đồng hồ bị nhiễm từ vẫn có thể bị lại sau khi đã khử từ và làm hỏng bộ máy thời gian. Do đó, bạn không nên để đồng hồ ở gần những vật dụng có lực từ trường mạnh như loa, tủ lạnh, tivi,...
Đồng hồ cơ là một trong những dòng sản phẩm dễ bị ảnh hưởng bởi từ tính
2.2 Nhiệt độ
Độ sai số đồng hồ cơ Thụy Sĩ, Nhật Bản, Anh Quốc,... thường bắt nguồn từ nhiệt độ bên ngoài. Nếu bạn đặt sản phẩm ở nơi quá lạnh (khoảng dưới 8 độ C) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá nóng (38 độ C), thanh kim loại của đồng hồ sẽ bị co lại hoặc giãn nở.
Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các linh kiện bên trong đồng hồ và dẫn đến sai số. Vì vậy, bạn không nên đặt đồng hồ trực tiếp dưới ánh nắng hoặc để sản phẩm ở nơi có nhiệt độ dưới 8 độ C.
Đồng hồ bị sai số do tác động của nhiệt độ
2.3 Tác động mạnh
Trong quá trình sử dụng, nếu đồng hồ cơ bị va chạm mạnh, rung lắc hoặc sốc, sản phẩm dễ gặp trường hợp sai số. Lí do là những linh kiện này khá nhỏ và mỏng nên có thể bị nứt vỡ nếu va đập vào nhau. Lực tác động cũng sẽ ảnh hưởng đến bộ máy bên trong khiến đồng hồ hoạt động không ổn định. Do đó, bạn không nên đeo sản phẩm khi tham gia các hoạt động thể thao cần vận động mạnh.
Lực tác động cũng sẽ ảnh hưởng đến bộ máy bên trong đồng hồ
2.4 Bộ máy rỉ sét
Khi tìm hiểu về sai số đồng hồ cơ, bạn nên kiểm tra bộ máy trước tiên vì đây có thể là lý do dẫn đến sự sai lệch thời gian. Trong quá trình sử dụng hằng ngày, máy cơ thường tiếp xúc với nước, hóa chất, dầu ăn hoặc mồ hôi khiến các bộ phận bên trong dễ bị ăn mòn và hoen gỉ. Điều này là một trong những tác nhân khiến sản phẩm hiển thị thời gian không chính xác.
Bộ máy rỉ sét sẽ khiến đồng hồ hoạt động không chính xác
2.5 Không nạp đủ năng lượng
Nếu bạn không nạp đủ năng lượng cho đồng hồ cơ hoặc nạp sai cách, sản phẩm sẽ hoạt động không ổn định và dẫn đến sai số. Chính vì thế, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất và tham khảo thêm các thông tin bên ngoài để lên dây cót cho đồng hồ chính xác. Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần thường xuyên lên cót cho sản phẩm để đồng hồ không bị chết máy.
Khách hàng cũng cần thường xuyên nạp năng lượng cho sản phẩm
2.6 Bị khô dầu
Phần lớn, các loại đồng hồ cơ có trên thị trường sẽ được nhà sản xuất tra một lớp dầu xung quanh chân kính. Điều này cho phép sản phẩm hoạt động mượt mà và chính xác hơn. Do đó, nếu lớp dầu bị khô thì đồng hồ sẽ ghi nhận thời gian không đúng so với thực tế. Để tránh tình trạng này, bạn hãy mang sản phẩm đi bảo dưỡng và bôi dầu mỗi 3 năm một lần nhé.
Nếu lớp dầu bị khô thì đồng hồ sẽ ghi nhận thời gian không đúng
3. Các mức sai số tiêu chuẩn ở từng loại đồng hồ
Nhiều khách hàng thường thắc mắc đồng hồ cơ chạy có chính xác không và độ sai số sẽ là bao nhiêu. Thông thường, mỗi sản phẩm sẽ có mức lệch thời gian khác nhau tùy thuộc vào thương hiệu sản xuất và bộ máy hoạt động. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
3.1 Đồng hồ cơ
Độ sai số đồng hồ cơ thường dao động từ -20 đến +40 giây/ngày. Nếu so sánh với độ chênh lệch so với thời gian chuẩn thì thời gian ghi nhận là dưới 20 giây/ngày. Tuy nhiên, một số dòng đồng hồ cơ cao cấp sẽ có độ lệch thời gian khá thấp, chỉ từ -10 đến +10 giây/ngày. Đặc biệt hơn, những mẫu sản phẩm được chứng nhận COSC thì độ sai số chỉ rơi vào khoảng -5 đến +5 giây/ngày.
Độ sai số đồng hồ cơ thường dao động từ -20 đến +40 giây/ngày
3.2 Đồng hồ Automatic máy Thụy Sĩ
Độ sai số đồng hồ cơ Thụy Sĩ thường khá nhỏ và không đáng kể nên nhận được đánh giá cao của nhiều chuyên gia. Trung bình, sản phẩm chỉ lệch số khoảng -10 đến +10 giây/ngày so với thời gian thực. Nếu nhân con số này lên trong vòng một tháng thì đồng hồ chỉ sai số từ -5 đến +5 phút.
Độ sai số đồng hồ cơ Thụy Sĩ thường khá nhỏ và không đáng kể
3.3 Đồng hồ Automatic máy Chronometer
Automatic máy Chronometer nổi tiếng bởi độ sai số rất thấp so với các sản phẩm trên thị trường. Dòng đồng hồ này đã được chứng nhận của COSC với độ lệch thời gian chỉ -4 đến +6 giây/ngày. Nếu trong vòng một tháng, đồng hồ Automatic máy Chronometer của bạn không chạy chậm quá 2 phút thì sản phẩm được hiểu là hoạt động ổn định.
Automatic máy Chronometer nổi tiếng bởi độ sai số rất thấp
3.4 Đồng hồ cơ máy Nhật Bản
Đồng hồ cơ máy Nhật Bản thường có độ lệch thời gian khoảng từ -15 đến +15 giây/ngày. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện về thời tiết và môi trường mà con số này có thể thay đổi. Trung bình một tháng, độ sai số của đồng hồ sẽ không quá 7 phút 30 giây.
Độ sai số của đồng hồ sẽ không quá 7 phút 30 giây mỗi tháng
4. Hướng dẫn đo độ chính xác của đồng hồ
Sau khi tìm hiểu đồng hồ cơ sai số bao nhiêu, Sight sẽ hướng dẫn cho khách hàng phương pháp đo độ chính xác về thời gian của sản phẩm. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
4.1 Đo thủ công
Bạn có thể sử dụng phương pháp đo thủ công để ước tính độ chênh lệch về thời gian của đồng hồ. Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào bảng giờ nguyên tử và lựa chọn một giờ nhất định như XX:XX:00. Tiếp đến, bạn cần thiết lập và điều chỉnh đồng hồ cơ sao cho đồng bộ với giờ nguyên tử.
Bạn có thể sử dụng phương pháp đo thủ công
Trong vòng 24 tiếng tiếp theo, bạn sẽ biết được đồng hồ của mình đang lệch với giờ chuẩn là bao nhiêu. Để tăng độ chính xác, bạn có thể thực hiện đo thủ công trong nhiều ngày và ước tính được độ lệch trung bình của sản phẩm.
4.2 Đo bằng Timegrapher
Một cách khác để kiểm tra độ chính xác của đồng hồ là đo bằng Timegrapher. Đây là loại máy đo được các thợ sửa đồng hồ chuyên nghiệp sử dụng nhằm mục đích đo mức sai số của sản phẩm. Do đó, bạn có thể biết được đồng hồ đang lệch thời gian bao nhiêu một cách nhanh chóng mà không cần chờ đến 24 giờ như phương pháp thủ công.
Một cách khác để kiểm tra đồng hồ là đo bằng Timegrapher
Cụ thể, bạn hãy đặt đồng hồ cơ của mình lên bệ máy đo Timegrapher. Sau đó, máy sẽ dựa trên nhịp đập, biên độ hoạt động của bánh xe để xác định độ sai số của sản phẩm. Phương pháp này khá chính xác và sẽ tiết kiệm thời gian cho khách hàng trong quá trình thực hiện.
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về sai số đồng hồ cơ và đánh giá mức chênh lệch thời gian của các sản phẩm máy cơ phổ biến trên thị trường. Nếu bạn cần thêm thông thì hãy liên hệ ngay với Sight để được hỗ trợ nhé!
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SIGHT VIỆT NAM
-
Địa chỉ: Số 156, Trần Thị Trọng , Phường 15, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
-
Website: https://sight.vn/
-
Hotline/Zalo: 0928.029.928
-
Email: cskh@sight.vn